Tìm hiểu về gỗ công nghiệp.

Có 4 loại gỗ công nghiệp

A.PHÂN LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP?

1.GỖ MDF (Medium Density Fiberboard):

Các loại gỗ vụn, nhánh cây cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó dược đưa vào máy nghiền nát ra. Lúc này gỗ chỉ là các sợi gỗ nhỏ cellulo.

Các sợi gỗ này được đưa qua bồn rửa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa,.. Sau đó đưa vào máy trộn keo + bột sợi gỗ (cellulo) + chất kết dính + parafin wax + chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ.

Ưu điểm:
- Độ bám sơn ,vecni cao
- Có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc, dễ tạo dáng (cong) cho các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển đa dạng phong phú.
- Dễ gia công
- Cách âm, cách nhiệt tốt

Khuyết điểm:
- Màu sơn dễ bị trầy xước
- Chịu nước kém

Gỗ MDF thường dùng trong các sản phẩm cần sơn màu sắc như phòng trẻ em, showroom.....

 

2.GỖ OKAL (VÁN DĂM)

Là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su...).

Ván dăm được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm.

Có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại.

Có chất lượng kém hơn ván sợi (MDF).

Cốt Ván dăm (Okal) chủ yếu được phủ nhựa Melamine (MFC) tạo thành nguyên liệu phục vụ trong lĩnh vực nội thất văn phòng.

 

3. GỖ DÁN (PLYWOOD)

Gỗ dán  là gỗ được làm ra từ gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra thành từng tấm có dỗ dày 1mm rồi mang các lớp gỗ đó đi ép chúng một cánh đan xen lại với nhau cùng với chất kết dính.

Chúng chỉ có 3 lớp, 5 lớp, 7… (số lẻ) là do khi khô hanh gỗ thường co lại và nói chung phần co theo vân ngang lớn hơn phần co theo vân dọc. Gỗ càng mỏng, càng dễ bị vênh. Tấm gỗ dán chính là lợi dụng tính co lại không đều của các tấm mỏng, đem xếp dán các tấm mỏng co theo vân ngang với tấm mỏng co theo vân dọc để tránh nhược điểm trên.
Thêm vào đó gỗ dán có số lớp lẻ là để làm cho các tấm gỗ dán có một lớp cốt lõi ở giữa, một mặt khiến các lớp mỏng ở hai phía bị lớp cốt lõi giữ chặt không thể tự do giãn nở, mặt khác cũng làm cho lớp cốt lõi bị các lớp phía ngoài hạn chế. Vì thế tấm gỗ dán bao giờ cũng được dán lớp vân ngang rồi đến lớp vân dọc khác để làm cho các lớp gỗ mỏng kiềm chế lẫn nhau không bị cong vênh hoặc nứt gãy.

Gỗ dán không bị nứt nẻ trong điều kiện thông thường không bị mối mọt co ngót,

Khi lựa chọn những sản phẩm tủ bếp làm từ gỗ công nghiệp nên chọn cốt gỗ dán, vì cốt gỗ dán khi gặp nước sẽ không bị "nở" ra nhiều như cốt bằng MDF hay Okal.

 

4.GỖ GHÉP (Ván ghép thanh)

Được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Có bốn cách thức gỗ ghép: song song, mặt, cạnh, giác. Gỗ ghép song gồm nhiều thanh gỗ cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, ghép song song với nhau. Gỗ ghép mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song các thanh, cho nên chỉ nhìn thấy vết ghép hình răng lược trên bề mặt ván.

Có độ bền và độ ổn định rất cao nhờ kết cấu ghép thanh nên hầu như không có hiện tượng cong vênh, co ngót.

Nếu ta chon loại gỗ ghép thanh có mối nối không tốt ( các mối nối không theo hình răng cưa ... ) thì quá trình sử dụng lâu dài dễ xảy ra tình trạng bị nứt mối ghép.
Không làm được các chi tiết đồ gỗ nội thất quá nhỏ, có bề mặt nhỏ hơn 25cm.

Ván ghép thanh được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn và nhiều sản phẩm khác.

 

B.MỌI NGƯỜI HAY GỌI GỖ VENEER, GỖ MFC, GỖ LAMINATE CHỈ LÀ CÁCH GỌI DỰA TRÊN TÊN GỌI VẬT LIỆU PHỦ TRÊN BỀ MẶT CỐT GỖ CÔNG NGHIỆP.

1.GỖ VENEER:

VENEER là gỗ tự nhiên sau khi khai thác-> được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoản 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô.
- Dùng một lớp ván thường là MDF, ván ép, hoặc okal dầy 3mm, tráng keo trên bề mặt lớp nền.
- Nối (may) từng tấm veneer lại theo quy cách (quy cách chuẩn 1200 x 2400mm) bằng keo-> dán tấm veneer lên lớp nền (MDF, Ván ép) đã phủ keo.
- Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt.
- Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp

Ưu điểm:

-Dễ thi công

-Chi phí thấp so với gỗ tự nhiên.

-Có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất

 

2. GỖ MFC (Melamine Face Chipboard) (Tức là: Ván gỗ dăm phủ Melamine)

Một số loại gỗ rừng trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện được phủ lớp nhựa Melamine in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bằng Laminnate bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.

Melamine là một bazơ hữu cơ có công thức hóa học C3H6N6 tạo thành từ 3 phân tử cyanamide (CN2H2). Melamine tan ít trong nước, có khả năng giải phóng Nito khi gặp nhiệt độ cao và được sử dụng làm chất chống cháy.

MFC sử dụng đều là các loại có xuất xứ từ Malaysia (hãng MIECO) và Đức (hãng EGGER). Các loại ván MFC có đặc điểm là Cứng, nặng, màu sắc họa tiết sắc nét tươi tắn, chịu ẩm tốt, chống trầy, chống cháy. Các loại MFC của Malaysia và Đức chỉ có khổ lớn (1.830 mm x 2. 440 mm) để phân biệt với các loại MFC Trung Quốc và MFC Việt Nam sản xuất có chất lượng kém hơn ( Khổ gỗ nhỏ 1.220mm x 2.440mm). 

 

3. LAMINATE (Cốt gỗ công nghiệp dán Laminate)

Laminate hay chúng ta vẫn quen gọi là “Formica”, có tên khoa học là High-pressure laminate (HPL), là vật liệu bề mặt có khả năng chịu nước, chịu lửa, đa dạng về màu sắc vân hoa với nhiều tính năng ưu việt, chuyên được sử dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như kệ tủ, bàn ghế, vách ngăn, tường ốp, sàn gỗ…

Laminate được sử dụng khá rộng rãi để trang trí bề mặt cho sản phẩm nội thất như bàn ghế, giường tủ, sàn nhà, cầu thang, trần thả, vách ốp… So với những vật liệu truyền thống như veneer, đá… laminate là vật liệu bề mặt nhân tạo, tạo nên tính năng ổn định, không bị phai màu, biến màu, nứt hay thấm nước. Bên cạnh đó, kỹ thuật gia công Laminate đơn giản cùng với sự đa dạng về màu sắc giúp việc ứng dụng khá linh hoạt và đáp ứng được yêu cầu của nhiều khách hàng.

0976.318.683