Laminate được phát minh vào năm 1992 bởi Daniel J.O’Conor và Herbert A.Faber (Mỹ), sau đó nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội thất ở Mỹ và các nước phương Tây. Tuy là vật liệu xuất hiện sau nhưng Laminate hơn hẳn các loại vật liệu bề mặt khác bởi các tính năng vượt trội như: chịu xước, chịu va đập, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, chịu tàn thuốc, chống mối mọt và vi khuẩn, chống tĩnh điện… Ngoài ra, màu sắc của laminate rất phong phú, ngoài màu trơn, vân gỗ, vân đá, ngày nay còn có màu kim loại, ánh nhũ, 3D hay hoa văn thiết kế theo mẫu riêng với nhiều kiểu bề mặt khác nhau như mờ, mịn, gương bóng, vân nổi, vân xước… giống như thật. Dường như, không có hoa văn màu sắc hay kiểu dáng bề mặt nào mà laminate không thể làm được.
Cho đến nay, ngoài dòng Laminate thông thường, người ta còn phát triển thêm nhiều dòng Laminate với các tính năng chuyên dụng khác và không chỉ có Formica mà rất nhiều nhãn hiệu Laminate nổi tiếng khác trên thị trường được mọi người ưa chuộng như Wilsonart, Arborite, …
Tủ bếp có mặt cánh phủ Laminate bóng gương (mầu trắng bóng gương). |
Laminate được chế tạo theo công nghệ HPL, cơ bản gồm 3 lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền) liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo melamine (melamine resin) trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao.
Lớp Overlay (lớp màng phủ) trên cùng được bao phủ bởi một lớp keo Melamine trong suốt, có tác dụng ổn định và tạo độ cứng cho bề mặt, chịu lửa, chống nước, chống xước, chống va đập, chống phai màu, chống sự xâm nhập của các vi khuẩn và mối mọt, chống lại các tác động của hóa chất và dễ vễ sinh lau chùi.
Lớp Decorative paper là lớp phim tạo màu mỹ thuật, các mẫu màu và hoa văn được thiết kế trên máy rồi in lên loại giấy phim đặc biệt này, dưới tác dụng bởi lực ép ở nhiệt độ cao (220oC) lớp overlay nỏng chảy và bám chặt vào lớp giấy phim, giúp cho bề mặt Laminate luôn bền màu và thật màu.
Lớp Kraft Papers bao gồm nhiều lớp giấy nền kraft được ép chặt với nhau dưới tác dụng của lực ép ở nhiệt độ cao. tùy theo yêu cầu về độ dày của tấm Laminate mà tăng giảm lượng giấy nền cho phù hợp. Giấy nền Kraft được làm chủ yếu từ bột giấy và phụ gia ép tuần hoàn ở chế độ cao (300kg/cm2 và nhiệt độ 125 độ), nên bền, dai và thô, thường có mầu nâu hoặc xám với định lượng 50-135 g/m2.
Kích thước tiêu chuẩn cho một tấm Laminate là 1220 x 2440 mm, dày 0.6~0,8 mm với tấm loại thường và dày 0.5mm với tấm post-forming (Laminate có thể uốn cong). Bề mặt sản phẩm có nhiểu loại: mặt mờ (matt), mịn (satin), xước, vân nổi, sần, gương bóng…
Tủ Táp được làm từ chất liệu Laminate vân gỗ. |
Tủ Lavabo có chất liệu gỗ công nghiệp cốt chống ẩm phủ Laminate mầu đen bóng gương. |
• Màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng
• Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất, tủ bếp
• Chịu lực cao, chịu chày xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất.
Laminate chỉ là vật liệu trang trí bề mặt nên muốn sử dụng cần phải ép dán lên trên một tấm cốt gỗ khác. Trước tiên, tấm cốt gỗ (ván dăm PB, ván sợi MDF) được lăn keo đều hai mặt rồi đem đi phơi trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó tấm Laminate sẽ được đặt ốp lên mặt ngoài tấm cốt gỗ và ép bằng máy ép chuyên dụng. Chất lượng keo dán, kỹ thuật và thời gian phơi ép sẽ quyết định chất lượng của các sản phẩm laminate có bị thấm nước, phồng rộp trong quá trình sử dụng hay không. Đặc biệt là khi ứng dụng làm mặt bàn bếp, thường xuyên tiếp xúc với nước và môi trường ẩm ướt thì các cạnh viền cần được dán kín bằng nẹp bo không thấm nước. Ngoài ra, chất lượng tấm cốt gỗ bên trong cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của sản phẩm dán Laminate.
Về cơ bản Laminate có 2 nhóm màu chính:
Nhóm màu trơn:
Mã: 0913 MC |
Mã 0232 UN |
Mã 0927 UN |
Nhóm màu có vân:
Mã: For 3462 - vân đá |
Mã: 0863 NT |
Mã: 5486 WE (vân gỗ) |
Ứng dụng: